GREENFARM

chuyên sỉ trái cây sạch giá tốt

101023334.jpeg
101023332.jpeg
101023331.jpg
101023330.jpg

 

 

 1.      Xuất xứ

Chôm chôm, tên khoa học là Nephelium lappaceum L, thuộc họ Bồ đào ( Sapindaceae ). Tên gọi chôm chôm được đặt dựa trên trạng thái lông của quả loài cây này, vậy nên người Trung Quốc gọi nó là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông).

 

chôm chôm là giống cây rất phổ biến tại miền Nam, Việt Nam

Chôm được biết đến trồng tại khu vực Đông Nam Á đầu tiên sau đó mới được nhân giống và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ. Trên thế giới chôm được trồng chủ yếu trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm đặc biệt thích ứng với những vùng đất không bị ngập nước.

2.       Đặc tính

     Thân cây chôm chôm thường cao từ 12 đến 15m, tán cây hình nón, rộng.

      Lá chôm chôm là lá đơn, phiến lá trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, màu xanh hoặc xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ.

     Hoa chôm chôm có mùi thơm dịu, nhỏ, màu trắng, dài từ 3 đến 5 mm.

 

Trái chôm chôm thường mọc thành chùm

      Trái chôm chôm mọc thành chùm có màu vàng, vàng cam hay màu đỏ, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm trắng trong, dầy, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, vị chua hoặc ngọt tùy giống, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm. Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg).

     Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm.Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes. Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có 3 giống chính: chôm chôm Java, chôm chôm Thái và chôm chôm nhãn. Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 hecta, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 62%sản lượng chôm chôm cả nước. Đông Nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long...

 

Đồng Nai là tỉnh có sản lượng chôm chôm rất lớn

     Chôm chôm  là cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với một số loại hoa màu khác, nhiều hộ đã làm giàu từ việc trồng chôm chôm trái vụ. Trên thị trường nhu cầu tiêu thụ trái chôm chôm cũng rất lớn. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu, có những giải pháp để phát triển cây chôm chôm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống người nông dân.

3.      Gieo trồng

Có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh. Tuy nhiên chôm chôm trồng hột chỉ nên dùng để làm gốc ghép vì cây hột lâu ra trái và cho trái ít, gần ba phần tư cây hột lại là cây đực, các cây hột là cây cái cũng ít đậu trái vì ít thụ phấn.  Nhân giống bằng hột thì không giống cây mẹ và lâu ra trái nên người dân hay trồng chôm chôm bằng cách triết cành hoặc chôm chôm tháp. Cây chôm chôm tháp thường thấp hơn cây hột, khoảng 4-5m, nhưng tàng cây sum xuê hơn cây hột.

 

chôm chôm trồng ở nơi đất tốt, đất sâu mang lại hiệu quả cao

Chôm chôm đòi hỏi, đất tốt, đất sâu. Lá chôm chôm đòi hỏi mùa nắng tương đối ngắn, khoảng 2 đến 3 tháng, khí trời khô hạn để tượng hoa và hoa sẽ nở sau trận mưa lớn đầu tiên của mùa nắng kế tiếp. Hoa chôm chôm hoặc có giống đực hoặc có 2 giống, nên không có khả năng tự thụ phấn để tạo quả nên cần có côn trùng như ong, bướm để phân nhụy.

Mật độ trồng hợp lý là từ 300 đến 500 cây/ha; trồng xen chôm chôm đực; nuôi ong để tăng khả năng thụ phấn và xử lý ra hoa trái vụ…

4.      Lợi ích từ trái chôm chôm.

Chôm chôm là loại cây có rất nhiều lợi ích khác nhau, người ta có thể khai thác mọi bộ phận của cây chôm chôm để mang lại lợi ích cho con người.

 Quả chôm chứa khá nhiều vitamin C và các khoáng chất như  Canxi, photpho... Quả có thể ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu.

 

 

Hạt chôm chôm chứa 35-40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao như vậy nên thường được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng, làm nến thắp. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu.

 

Trái chôm chôm xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt.  Quả xanh và vỏ quả được dùng trị các bệnh đường ruột, dùng trị sốt rét, trị giun.